Không nên uống cà phê khi đói

 Uống cà phê khi đói có thể gây ra một số vấn đề cho dạ dày và hệ tiêu hóa của bạn. Dưới đây là một số lý do tại sao bạn không nên uống cà phê khi đói:

  • Tăng axit dạ dày: Uống cà phê khi đói có thể kích thích sản xuất axit dạ dày, điều này có thể gây ra đau dạ dày, buồn nôn, hoặc nôn mửa.
  • Gây ra vấn đề cho hệ tiêu hóa: Cà phê có thể làm tăng cường sự hoạt động của hệ tiêu hóa, điều này có thể gây ra các vấn đề như buồn nôn hoặc ợ nóng.
  • Gây ra vấn đề cho hệ thống thần kinh: Cà phê cũng có thể tăng cường sự hoạt động của hệ thống thần kinh, điều này có thể gây ra các vấn đề như lo lắng hoặc mất ngủ.


Nếu bạn muốn uống cà phê, hãy chờ đợi cho đến khi bạn ăn một bữa sáng hoặc ăn một bữa trưa nhẹ trước khi uống cà phê. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ gây ra các vấn đề cho dạ dày và hệ tiêu hóa của bạn.

Cà phê chứa chất kích thích, nếu uống lúc bụng đói gây ra các vấn đề về tiêu hóa, đường huyết, căng thẳng thần kinh.

Một số người có thói quen uống cà phê vào buổi sáng. Người khỏe mạnh uống cà phê khi đói không gây ra tác hại đáng kể. Tuy nhiên, với người có bệnh lý, thói quen này có thể dẫn đến một số tác động tiêu cực.

Tăng đường huyết

Uống cà phê đen lúc bụng đói làm giảm khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. Theo thời gian, tình trạng này làm tăng nguy cơ mắc bệnh liên quan đến quá trình trao đổi chất như tiểu đường. Nên ăn lót dạ một số món nhẹ trước khi uống cà phê để tốt hơn cho sức khỏe.

Trào ngược axit

Đồ uống này có tính axit tự nhiên, với độ pH từ 4,8 đến 5,1, dùng lúc đói có nguy cơ kích thích axit trong dạ dày, gây ợ nóng, cảm giác nôn nao. Thức uống này cũng làm giảm áp lực của cơ vòng thực quản dưới (cơ nằm ở giữa dạ dày và thực quản), khiến axit từ dạ dày trào ngược lên.

Các triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm ợ chua, cảm giác nóng rát ở ngực, buồn nôn hoặc nôn. Trào ngược dạ dày thực quản mạn tính do cà phê có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm thực quản, tăng nguy cơ ung thư.

Kích thích nhu động ruột

Cà phê chứa nhiều hợp chất có thể kích thích nhu động ruột, gồm caffeine, axit chlorogenic và N-alkanoyl-5-hydroxytryptamide. Chúng có thể thúc đẩy đi tiêu đều đặn, giảm táo bón nếu kết hợp chế độ ăn uống cân bằng. Tuy nhiên, dùng đồ uống này khi đói khiến nhu động ruột tăng lên nhanh chóng, có thể dẫn đến triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy.

Bồn chồn

Dạ dày, ruột non hấp thụ hoàn toàn caffein trong 45 phút sau khi tiêu thụ. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh (CDC) Mỹ, người uống cảm nhận được tác dụng của caffeine như bồn chồn, tim đập nhanh sau khoảng 30 phút và đạt đỉnh khoảng hai giờ sau khi uống. Những người chưa ăn mà uống cà phê có thể nhận thấy dấu hiệu sớm hơn.

Ăn một bữa nhẹ giúp giảm cảm giác bồn chồn. Chọn loại có ít hoặc đã khử caffeine (cà phê decaf), pha loãng hơn cũng bớt tác dụng phụ. Uống cà phê trong khoảng một giờ, tránh liền mạch để cơ thể dung nạp chậm hơn. Người thường bồn chồn khi dùng đồ uống này cần hạn chế tối đa 200 mg caffeine mỗi ngày, tương đương hai tách cà phê pha tại nhà.

Thời điểm để thưởng thức tốt nhất vào buổi sáng muộn, đầu giờ chiều hoặc sau khi dùng bữa sáng. Nên tránh uống ngay sau khi thức dậy vì cortisol, một loại hormone giúp tăng cường năng lượng thường đạt đỉnh vào khoảng 7h. Cà phê có tác dụng kích thích sản xuất cortisol. Nếu dùng quá sớm có thể làm tăng nồng độ cortisol, dễ gây ra các vấn đề sức khỏe như bệnh tim, huyết áp cao, tiểu đường, loãng xương.

Một số món ăn có thể kết hợp và bớt tác dụng phụ của cà phê bao gồm bánh mì nướng, ngũ cốc nguyên hạt, bơ hạt, trái cây, bột yến mạch.

Nhận xét